Các bộ ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức.
Trong đó, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể; phong trào thi đua phải hướng tới người dân và người dân tích cực tham gia phong trào thi đua; gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của mỗi người…
Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý cần coi trọng hơn nữa, nâng tầm hơn nữa công tác thi đua-khen thưởng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Từ đó, khuyến khích, động viên, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn dân, cả hệ thống chính trị để góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc hóa giải những khó khăn, tồn tại.
Về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước để triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các nhiệm vụ thi đua, khen thưởng. Trong đó, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục triển khai tích cực các phong trào thi đua như "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030"…
Cũng tại phiên họp, Hội đồng thống nhất xây dựng kế hoạch, triển khai phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho nhân dân từ nay tới năm 2025; khuyến khích các bộ, ngành, địa phương phát động, triển khai các phong trào thi đua theo chuyên đề, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng nơi.
Cùng với đó là nhân rộng các điển hình tiên tiến; gương "Người tốt, việc tốt"; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước…
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng…
Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất, cá nhân dũng cảm cứu người, cứu tài sản.
Chú trọng khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ...
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thực hiện công tác khen thưởng bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, tránh hình thức, phô trương, tránh tiêu cực.
Thời gian qua, công tác tôn vinh điển hình tiên tiến, công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất. Công tác, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được thực hiện kịp thời.
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã có trên 1.000 quyết định khen thưởng cho trên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc...
" alt=""/>Thủ tướng: Truyền cảm hứng cho toàn dân, hóa giải những khó khăn, tồn tạiPC Hà Nam xác định, hiện đại hóa lưới điện cao thế là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, nhiều năm qua, PC Hà Nam đã quan tâm đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện cao thế đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành lưới, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ điện phục vụ khách hàng.
Tính đến thời điểm này, PC Hà Nam đang quản lý vận hành 37 tuyến đường dây 110kV với tổng chiều dài 343,22 km và 24 trạm biến áp 110kV với tổng công suất 1.934,5 MVA (trong đó có 13 trạm 110kV là tài sản của PC Hà Nam).
Công nhân đường dây kiểm tra tiếp xúc mối nối tiếp xúc lèo bằng camera hình ảnh nhiệt.
Hiện tại 13 TBA 110kV của PC Hà Nam được kết nối đầy đủ tín hiệu SCADA về Trung tâm điều khiển xa theo quy định của Cục điều tiết Điện lực. Để bảo đảm cấp điện cho khách hàng ổn định, chất lượng, ngành điện đã quan tâm nâng cấp lưới điện 110 kV trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa quá tải cục bộ trên lưới.
Cụ thể, công ty thường xuyên tăng cường kiểm tra lưới, sử dụng các thiết bị công nghệ cao phát hiện sự cố lưới điện; tập trung vệ sinh công nghiệp định kỳ, sửa chữa đấu nối các thiết bị, đường dây, lắp đặt máy cắt tự động. Tất cả các trạm biến áp (TBA) 110kV đều được kết nối bằng hai kênh truyền cáp quang về Trung tâm điều khiển xa.
Thực hiện việc chuyển đổi số trong quá trình vận hành lưới điện, PC Hà Nam đã đưa 13 TBA 110kV vào chế độ thao tác xa không người trực. Ngoài ra, các TBA 110kV cũng được kết nối với nhau bằng mạch kép, mất điện hoặc xảy ra sự cố ở trạm này sẽ có trạm khác cấp điện ngay.
Cách làm này, đã giúp cho PC Hà Nam giảm tổn thất điện năng trên lưới 110 kV, năm 2023 chỉ còn 0,57%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 là 0,01% và đạt kế hoạch Tổng Công ty giao. Đặc biệt, từ năm 2023 đến nay, trên lưới điện 110kV thuộc khu vực Hà Nam không để xảy ra sự cố mất điện, bảo đảm cung cấp điện ổn định, liên tục, chất lượng phục vụ khách hàng.
Cán bộ PC Hà Nam thực hiện thao tác điều khiển lưới điện 110 kV từ xa.
Ông Trần Tử Bình, Giám đốc Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hà Nam (PC Hà Nam) cho biết, một trong những kết quả nổi bật có thể kể đến trong hiện đại hóa lưới điện trên địa bàn tỉnh Hà Nam là việc ngành điện đã chú trọng xây dựng các TBA 110kV theo mô hình trạm biến áp không người trực.
“Tính đến thời điểm hiện nay, 100% TBA 110kV trên địa bàn tỉnh đều đã đáp ứng tiêu chí không người trực và bảo đảm việc đóng cắt từ xa. Việc kết nối vận hành hệ thống từ xa đã đem lại hiệu quả đáng kể như tiết kiệm nhân lực quản lý vận hành, rút ngắn thời gian thao tác, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng với ngành điện.
Từ trung tâm điều khiển hoàn toàn có thể thu thập các dữ liệu, thông số vận hành, phân tích đánh giá đối với các thiết bị trên lưới điện. Mặt khác, việc thao tác đóng cắt các thiết bị trên lưới điện cũng như phân đoạn xử lý sự cố các thiết bị từ trung tâm đã giúp công tác cấp điện được nhanh chóng kịp thời”,ông Bình nói.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng các TBA 110kV không người trực đã mang lại rất nhiều lợi ích. Trước đây, các thông số phải cập nhật bằng tay thì giờ đây đã được cập nhật trên máy tính và phần mềm chuyên dụng, giúp công tác quản lý đơn giản, các thông số chính xác, hiệu quả.
Trong thời gian tới, PC Hà Nam tiếp tục đề xuất, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, đã vận hành lâu năm để bảo đảm kết nối điều khiển xa và khai thác thông qua các phần mềm quản lý vận hành; cải tạo thêm các mạch vòng đa chia, đa nối, thêm các điểm kết nối để hỗ trợ, linh hoạt hơn nữa trong công tác quản lý vận hành.
Đối với hệ thống lưới điện 110 kV đơn vị thường xuyên kiểm tra lưới, sử dụng các thiết bị công nghệ cao phát hiện sự cố lưới điện; tập trung vệ sinh công nghiệp định kỳ, sửa chữa đấu nối các thiết bị, đường dây. Đồng thời, PC Hà Nam cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm duy trì cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng.
TRẦN HOAN" alt=""/>Điện lực Hà Nam đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện cao thế đồng bộ, hiện đại